Đạo Phật Và Hôn Nhân

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
Hoằng Pháp Hoằng Pháp

Đạo Phật Và Hôn Nhân K. Sri Dhammananda Maha Thera - Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

ĐẠO PHẬT VÀ HÔN NHÂN 
K. Sri Dhammananda Maha Thera 
 Thích nữ Tịnh Quang dịch

 

Trong Phật giáo, hôn nhân được xem là sự quyết định hoàn toàn thuộc về riêng tư, cá nhân, và không phải là nhiệm vụ tôn giáo.

Hôn Nhân

Hôn nhân là một quy ước xã hội, một thể chế được tạo nên bởi con người vì sự thiết thực và hạnh phúc của con người, để phân biệt xã hội loài người từ đời sống động vật và duy trì trật tự và hòa hợptrong quá trình sinh sản. Mặc dù các kinh điển Phật giáo không nói gì đến chủ đề của chế độ một vợ một chồng hoặc chế độ đa thê, các Phật tử được khuyên nên giới hạn bản thân để chỉ có một vợ. Đức Phật không đặt quy tắc về cuộc sống hôn nhân nhưng đã đưa ra lời khuyên cần thiết về việc làm thế nào để sống một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Có những luận giải phong phú trong các bài giảng của Đức Phật đó là sự khôn ngoan và khích lệ lòng trung thành với một vợ và không nên ham muốnvà chạy theo người phụ nữ khác. Đức Phật nhận ra rằng một trong những nguyên nhân chính của sự đổ vỡ của hôn nhân là sự liên hệ của đàn ông với phụ nữ khác (Kinh Parabhava). Con người phải nhận ra những khó khăn, thử thách và khổ nạn mà họ phải chịu chỉ để duy trì một người vợ và một gia đình. Chế độ đa thê phải đối mặt với nhiều tai họa. Biết được yếu đuối của bản chất con người, Đức Phật đã thành lập một trong những giới luật để hướng dẫn Phật tử không phạm tội ngoại tìnhhoặc hành vi sai trái về tình dục.

Các quan điểm của Phật giáo về hôn nhân là rất tự do: trong Phật giáo, hôn nhân được xem là sựquyết định hoàn toàn thuộc về riêng tư, cá nhân,và không phải là nhiệm vụ tôn giáo.Trong Phật giáokhông có giới điều về việc thuyết phục một người kết hôn, chỉ có giáo điều cho đời sống của một người độc thân hoặc hướng dẫn một đời sống hoàn toàn thanh tịnh. Nó không có giới điều đối với Phật tử như là phải cần sinh đẻ hoặc điều chỉnh số lượng dân số. Phật giáo yêu cầu cá nhân tự doquyết định cho bản thân đối với tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân. Điều này có thể là lý do tại sao các tu sĩ Phật giáo không lập gia đình, vì không có điều luật dành cho hôn nhân hoặc chống lạihôn nhân. Lý do rất rõ ràng rằng vì mục đích phục vụ cho nhân loại, các nhà sư đã chọn một đời sống độc thân. Những người từ bỏ cuộc sống thế gian tự nguyện bước ra khỏi cuộc sống hôn nhânđể thoát khỏi nhiều sự vướng bận của thế gain hầu mong giữ tâm thanh tịnh và cống hiến cuộc đờicủa họ chỉ để phục vụ mọi người và giúp người khác đạt được sự giải thoát tâm. Mặc dù các tu sĩPhật giáo không cử hành long trọng đối với một buổi lễ kết hôn, họ thực hiện nghi lễ tôn giáo để chúc phúc cho các cặp vợ chồng.

Ly hôn

Ly thân hoặc ly dị không bị cấm trong Phật giáo, tuy nhiên điều này hiếm khi phát sinh nếu các huấn thị của Đức Phật đã được thực hiện một cách nghiêm túc. Đàn ông và phụ nữ phải có sự tự do riêng biệt nếu họ thực sự không thể sống chung với nhau. Ly thân là thích hợp hơn để tránh khỏi cuộc sống gia đình ngột ngạt trong một thời gian dài. Xa hơn Đức Phật thường khuyên nhắc cho người đàn ông già không nên cưới những cô vợ trẻ vì người già và trẻ khó có thể thích hợp, có thể dẫn đến vấn đềquá mức, bất hòa và sự đổ vỡ (Kinh Parabhava).

Một xã hội phát triển thông qua một mạng lưới quan hệ lẫn nhau giữa các mối tương quan và tùy thuộc. Mỗi cá nhân là một sự nối kết toàn bộ trái tim để hỗ trợ và bảo vệ những người khác trong một nhóm hay cộng đồng. Hôn nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong mạng lưới mạnh mẽ của những mối quan hệ về hỗ trợ và bảo vệ. Một cuộc hôn nhân tốt cần hình thành và phát triển dần dần từ sựhiểu biết và không xung khắc, từ lòng trung thành đúng nghĩa và không chỉ là sự bao dung tuyệt đối. Thể chế hôn nhân cung ứng một cơ sở tốt cho sự phát triển của văn hóa, một hiệp hội thú vị của hai cá nhân được nuôi dưỡng, và được thoát khỏi sự đơn độc, cô quạnh và sợ hãi. Trong hôn nhân, mỗi đối tác phát triển một vai trò bổ sung, hiến tặng sức mạnh và thúc đẩy đạo đức với nhau, mỗi người biểu hiện ý thức hỗ trợ và đánh giá cao các kỹ năng của người khác. Điều này không phải là sự suy nghĩ về người đàn ông hay phụ nữ ở cấp trên mình - người này là sự bổ sung cho người kia, một mối quan hệ đối tác bình đẳng mới toát lên được sự dịu dàng, khoan dung, bình tĩnh và sự cống hiến đối với ý nghĩa của hôn nhân.

 
 


 

 

Ngừa Thai, Phá Thai và Tự Sát

Mặc dù con người có tự do để lên kế hoạch gia đình của mình theo hoàn cảnh của riêng mình, phá thai là không chính đáng.

Không có lý do cho Phật tử để chống lại sự giới hạn sinh đẻ. Họ có quyền tự do xử dụng bất kỳ các biện pháp cũ hoặc hiện đại để ngăn ngừa thụ thai. Những người phản đối ngừa thai bằng cách nói rằng đó là chống lại pháp luật của Thiên Chúa khi ngừa thai, phải nhận ra rằng khái niệm của họ về vấn đề này là không hợp lý. Trong việc kế hoạch sinh đẻ được thực hiện là để ngăn chặn sự bước vào một thực thể. Không có tham gia vào sự sát hại và không có nghiệp bất thiện. Nhưng nếu họ có hành động phá thai, hành động này là sai lầm bởi vì nó liên quan đến việc lấy đi hoặc phá hủy một cuộc sống có thể nhìn thấy hoặc vô hình. Do đó, phá thai là không chính đáng.Theo giáo lý của Đức Phật, năm điều kiện phải có mặt để tạo thành hành động tà ác giết người. Đó là:

- Một sinh vật
- Ý thức hay nhận biết nó là một sinh vật
- Ý định giết chết
- Tìm cách để giết, và
- Hậu quả chết

Khi một phụ nữ nhân thức, có một chúng sanh trong tử cung của mình và điều này đáp ứng điều kiệnđầu tiên. Sau một vài tháng, cô biết rằng có một cuộc sống mới trong phạm vi của mình và điều này đáp ứng các điều kiện thứ hai. Sau đó vì một số lý do nào khác, cô muốn từ bỏ sinh vật ở trong bụng mình. Vì vậy, cô bắt đầu tìm kiếm cho một vị y sĩ phá thai để làm công việc theo cách này, điều kiệnthứ ba là đã hoàn thành. Khi y sĩ phá thai làm công việc của mình, điều kiện thứ tư được quy định và cuối cùng,sinh vật bị giết vì hành động đó. Vì vậy, tất cả các điều kiện có mặt. Với cách này, tạo ra một hành vi phạm giới đầu tiên "bất sát”, và điều này đồng nghĩa với việc giết chết một con người. Theo Phật Giáo, không có cơ sở để nói rằng chúng tôi có quyền lấy đi cuộc sống của người khác.

Trong một số trường hợp nhất định, mọi người cảm thấy bắt buộc phải làm điều đó để thuận tiện với hoàn cảnh của họ. Nhưng họ không nên biện minh cho hành động phá thai bằng cách nào đó, hoặc họ sẽ phải đối mặt với một số loại kết quả nghiệp báo xấu. Trong một số quốc gia, phá thai là hợp pháp hóa, nhưng điều này là để khắc phục một số vấn đề. Nguyên tắc tôn giáo không bao giờ đầu hàng đối với niềm vui của con người. Họ đại diện cho lợi ích của toàn nhân loại.


Tự tử

Tước đi cuộc sống của chính mình trong bất kỳ trường hợp nào là sai về mặt đạo đức và tinh thầnTừ bỏ cuộc sống của mình với sự thất vọng hay tuyệt vọng chỉ gây thêm đau khổ lớn hơn. Tự tử là một cách hèn nhát để kết thúc những vấn đề của cuộc sống. Một người không thể tự tử nếu tâm trí của mình trong sạch và yên tĩnh. Nếu rời khỏi thế giới này với một tâm trạng bối rối và thất vọng, thì không chắc rằng y sẽ được tái sinh một lần nữa ở trong tình trạng tốt hơn. Tự tử là một hành động bất thiệnhay vụng về vì nó được khuyến khích bởi một tâm đầy hận thù, tham đắm và si mê. Những người tự tử đã không học được cách đối mặt với vấn đề của họ, làm thế nào để đối mặt với sự thật của cuộc sống, và làm thế nào để xử dụng tâm trí của họ một cách tốt hơn. Những người như vậy đã không thể hiểu được bản chất của cuộc sống và những điều kiện thế gian.Một số người hy sinh cuộc sống của mình cho những gì họ cho là như là một lý do chính đáng và cao quý. Họ có cuộc sống riêng của họ bằng các phương pháp như tự đâm, tự bắn, hoặc chết đói… Hành động như vậy có thể được phân loại là dũng cảm và can đảmTuy nhiên, từ quan điểm của Phật giáo, các hành vi đó không được tha thứĐức Phật đã chỉ ra rõ ràng rằng những trạng thái tự tử của tâm dẫn đến đau khổ hơn nữa.

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang

Video
Tin nhiều người đọc
Back to top