Truyền quy y Tam bảo, phat giao ha nam, phatgiaohanam, phật giáo hà nam

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
Hoằng Pháp Hoằng Pháp

Truyền quy y Tam bảo

Chữ Quy có nghĩa ở đây là trở về, theo về, y là nương nhờ hay thuận theo, làm theo lối đã định, tam quy y là quy y Tam bảo.

Quy y Tam bảo hay Tam Quy là một nghi lễ đánh dấu một người chính thức trở thành một Phật tử.

Theo Phật giáo, một người theo Phật, nhưng không thọ Tam Quy thì không thể trở thành Phật tử chân chính.

Cũng theo lịch sử Phật giáo, một người quy y Tam bảo sẽ có nhiều vị thiện thần che chở, gia hộ cho những người thường xuyên làm điều lành, điều thiện. Như trong kinh Phật nói có thường xuyên 25 vị đại thiện thần hộ trì, che chở những người đã quy y Tam bảo, làm điều thiện, điều lành.

Tam Bảo bên ngoài là điều kiện cần thiết đối với người phật tử, nhưng nếu chỉ biết có Tam bảo bên ngoài mà quên tu tâm, hướng thiện thì đó đơn thuần là chấp sự bỏ lý, chỉ theo hình thức suông. Nói cách khác, để được giác ngộ, giải thoát và thành Phật thì trước tiên mỗi người phải quay lại Tam bảo tự tâm, tin chính mình là Phật để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau và sống lại với tính giác sáng suốt của mình.

Phật giáo tỉnh Hà Nam thực hiện theo đúng tinh thần hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2017 - 2022 của GHPGVN, toàn thể các Ban, ngành của Giáo hội đã ra sức đẩy mạnh các hoạt động hoằng pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Phật sự. Một trong những thành công lớn đó là trong tháng 1 năm 2018 vừa qua, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 thành lập Phật giáo Hà Nam, trong đó có tiến hành tổ chức lễ Quy y cho hơn 1.000 tín đồ Phật tử.

Trong buổi lễ Quy y, chúng tôi đã tiếp xúc, trao đổi với một số tín đồ Phật tử, những người đầu tiên được Quy y, trong đó có cả những cụ lớn tuổi không thể đọc được chữ…, mọi người đều vui mừng vì: “hôm nay đã được Quy y Phật, Pháp, Tăng”. Tuân thủ ba pháp quy y, nghĩa là họ phải tập trung vào ba việc: phát huy tánh sáng suốt hay trí tuệ (quy y Phật), sống theo chân lý (quy y Pháp) và sống hòa hợp với tập thể (quy y tăng). Trong ba pháp quy y đức Phật nhấn mạnh đức Phật nhấn mạnh đến sự hòa hợp là quan trọng nhất.

Nếu lễ Phật đản năm 2005 tỉnh Hà Nam có 4.500 tín đồ Phật tử quy y của 151 nơi thờ tự thì tháng 9 năm 2016 đã có 110.176 Phật tử quy y tại 421 nơi thờ tự và con số đó ở tháng 12 năm 2017 là 326.000 người có quy y Phật.

Hiện nay, số người quy y Phật trong toàn tỉnh Hà Nam đến hơn 1 vạn tín đồ, chiếm 18% và có 539 chùa.

Tuy nhiên, những con số này vẫn không chính xác, bởi Hà Nam nếu tính cả những người có niềm tin và thực hành Phật giáo thì con số đó phải tăng lên gấp nhiều lần.

Trong những năm gần đây, chính sách tôn giáo của Nhà nước không ngừng được cải thiện, kéo theo đó là ngày càng nhiều cơ sở thờ tự được trùng tu, xây mới khang trang, hệ thống các cấp quản lý của Giáo hội từng bước được củng cố và chuyên môn hóa chuyên sâu. Ngày nay, chúng ta không những thấy cảnh chỉ có các già là người đi chùa phát tâm quy y Tam Bảo,  lễ Phật, tụng kinh mà có đủ các lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội đến chùa lễ Phật, tu học trong các đạo tràng và trực tiếp tham gia hoạt động hoằng pháp của Phật giáo.

Những năm gần đây, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam đã có sự quan tâm hỗ trợ rất có hiệu quả đối với đời sống tín ngưỡng, tinh thần của người dân, hằng năm vào Đại lễ Phật Đản, Vu Lan chư tôn đức giáo phẩm Ban hoằng pháp phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân, điều này góp phần không chỉ nâng cao uy tín của Giáo hội mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Hình ảnh ghi nhận:

Thích Viên Hiếu

Video
Tin nhiều người đọc
Back to top