Sáng nay, 06/12/2018/2018 nhân kỷ niệm 760 năm ngày sinh và 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại Cung Trúc Lâm – Trung tâm Lễ hội Yên tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí) đã diễn ra khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế: “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hoá”.
Tham dự Hội thảo có: Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) tham dự và phát biểu tham luận. Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; chư Tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: Hoà thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Tâm, Hoà thượng Đào Như; Thượng toạ Tiến sĩ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; Hòa thượng Tiến sĩ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; Hoà thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN cùng chư Tôn đức Ban Thư ký, Ban Thường trực HĐTS, HĐTS, Ban viện Trung ương, BTS GHPGVN tỉnh, thành.
Về phía chính quyền có ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội; ông Nguyễn Văn Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch; ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Ủ y ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh; ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tùng Lâm cùng đại diện các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh, các nhà nghiên cứu, học giả trong nước và các học đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mông Cổ, lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc.
Trước tiên PGS. TS Nguyễn Kim Sơn – Giám Đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội – Viện Trưởng Viện Trần Nhân Tông phát biểu khai mạc
Hội thảo khoa học mang nhiều ý nghĩa học thuật, văn hóa và tâm linh đặc biệt. Hội thảo được sự hưởng ứng rất đông đảo các học giả Việt Nam và thế giới với 150 bài viết tham gia. Tổ chức hội thảo hôm nay trước hết là để tưởng niệm về Trúc Lâm sơ Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các Tổ Trúc Lâm. Vừa nghiên cứu khách quan để làm rõ những vấn đề của quá khứ, vừa nghiên cứu cho mục tiêu đem tư tưởng và văn hóa của Việt Nam và của Trần Nhân Tông có thể đóng góp gì cho thế giới cho hôm nay và mai sau.
Tiếp sau đó, Hoà thượng Tiến sĩ Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPGVN) phát biểu tham luận
Sự ra đời và phát triển rực rỡ của Phật giáo Trúc Lâm, một tổ chức giáo hội đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà, cùng với sự hiện diện của ba vị Tổ sư người Việt đó là: Sơ Tổ Trần Nhân Tông, Nhị Tổ Pháp Loa và Tam tổ Huyền Quang đã tạo cho Phật giáo Trúc Lâm trở thành một biểu tượng giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Liên hệ đến Phật giáo nước nhà thời đại ngày nay, tư tưởng thống nhất các tổ chức thiền phái trong sinh hoạt Phật giáo thời nhà Trần do Phật Hoàng Trần Nhân Tông phát khởi và thực hiện, không chỉ có giá trị sau khi Phật giáo Trúc Lâm ra đời, mà tư tưởng thống nhất tổ chức đó còn mang lại những kết quả to lớn cho Phật giáo thời nhà Trần và cho Phật giáo Việt Nam trong mọi thời đại sau này, cũng như sự hội nhập của Phật giáo Việt Nam trên trường Quốc tế.
Phát biểu của Bà Vũ Thị Thu Thủy Phó chủ Tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
Mong muốn thông qua hội thảo các nhà khoa học làm rõ “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm Đặc sắc tư tưởng, văn hóa” là một hoạt động hết sức có ý nghĩa và giá trị.
GS. TS Vũ Minh Giang - Phó Viện Trần Nhân Tông phát biểu/ Phó Giám đốc ĐHQGHN đã khái quát và giới thiệu một số bài của các học giả để trình bày.
Một số hình ảnh ghi nhận:
Viên Hiếu