Bắc Ninh: Tọa đàm khoa học

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH HÀ NAM
Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện

[Bắc Ninh] Tọa đàm khoa học "Thiền Sư Vạn Hạnh với thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ"

Sáng 27/6, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh tổ chức Tọa đàm khoa học: “Thiền sư Vạn Hạnh với thời kỳ đầu kỷ nguyên độc lập, tự chủ” nhân đại lễ kỷ niệm 1.000 năm ngày viên tịch của Thiền sư Vạn Hạnh (1018 – 2018). Dự buổi Tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Quất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni; Giáo sư, Tiến sỹ và các vị học giả.

Buổi Tọa đàm nhằm ôn lại lịch sử, hành trạng, công lao to lớn của vị quốc sư Thiền sư Vạn Hạnh đối với dân tộc. Ngài từng gắn bó với các triều vua Lê Đại Hành (941-1005), Lê Ngọa Triều (1005-1009) và đến vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028), khẳng định vai trò lịch sử trong buổi đầu xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ của Quốc gia Đại Cồ Việt. Tọa đàm khơi dậy niềm tin, niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đồng hành cùng dân tộc; từ đó rút ra các bài học để các thế hệ tăng ni, Phật tử nỗ lực hơn nữa trong tu tập và hành đạo, hoằng dương chính pháp theo phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội, làm tốt đời đẹp đạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 

Tại buổi Tọa đàm, các chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu… đã đưa ra các tham luận làm rõ công lao to lớn của Thiền sư Vạn Hạnh với đạo pháp và dân tộc; tinh thần hộ quốc an dân trong kỷ nguyên đầu độc lập dân tộc. Đồng thời, nhấn mạnh hành trang, tư tưởng, vai trò của thiền sư Vạn Hạnh trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước Đại Việt; tư tưởng triết học nhân sinh quan của Phật giáo xây dựng vương triều nhà Lý… Công đức của thiền sư Vạn Hạnh với đạo pháp và dân tộc vô cùng to lớn, đã có công đóng góp tạo sự đoàn kết, thống nhất ý chí hành động và phát triển đất nước gần 300 năm, đồng thời mở đầu nhà Lý thịnh trị, phát triển, đặc biệt giúp vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La – Thăng Long (Hà Nội ngày nay), tạo cho đất nước Đại Việt có trung tâm văn hóa, chính trị xã hội ổn định, không ngừng phát triển, vươn ra tầm cao mới, xứng đáng là thủ đô ngàn năm văn hiến của Đại Việt.

Một số hình ảnh ghi nhận: 

Hình 1:

hình 2:

hình 3:

Trung Kiên - Viên Hiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Video
Tin nhiều người đọc
Back to top